du hoc, xkld nhaat bản


Take Away Café- Coffee To Go

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà Phê Sạch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà Phê Sạch. Hiển thị tất cả bài đăng

Take Away Café-Cà Phê Văn Phòng-Giao Đồ Uống Tận Nơi

Gọi Cà Phê- Take away coffee là quán cafe phong cách hoàn toàn mới, giống như những quán cơm văn phòng, giờ đây bạn chỉ cần ngồi ở văn phòng hoặc ở nhà cầm điện thoại gọi 094.304.6699 bạn sẽ được  phục vụ đồ uống tận nơi, tận nhà, tận văn phòngGọi Cà Phê sẵn sàng hết lòng phục vụ mọi lúc mọi nơi:


Vì sức khỏe người tiêu dùng chúng tôi cam kết:

- Cà phê Nguyên Chất 100% (Xay cà phê trực tiếp tại quán);

Cà Phê Sạch hoàn toàn (Từ khâu trồng- thu hoạch- xấy- bảo quản- rang- xay- pha chế.);

- Chất lượng vệ sinh (Đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn của bộ ý tế);

- Giá rẻ nhất hà nội. 

Với Menu đồ uống phong phú đang dạng: Cà phê, trà, các loại sinh tố, nước ép hoa quả, sữa chua, sữa.. Chi tiết thực đơn tại đây:
Cà phê đen, cà phê tươi (nóng/đá): 15k
Cà phê nâu, (nóng/đá) 20k
Trà các vị: lipton (vàng), trà đào, bạc hà, chanh, nhài, sen, atiso, hoa cúc..15k
Nước ép- Sinh tố 15-30k
Sữa chua đánh đá, sữa các loại 15k-25k
Miễn phí giao hàng khu vực Cầu Giấy với đơn hàng >= 100k, Với những đơn hàng dưới 100k hoặc khu vực khác tính thêm 20k tiền ship.
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Gọi Cà Phê
Địa chỉ: , Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 0976.958.680 hoặc 094.304.6699
st.body/>

Take Away Café-Cà Phê Văn Phòng-Giao Đồ Uống Tận Nơi

Gọi Cà Phê- Take away coffee là quán cafe phong cách hoàn toàn mới, giống như những quán cơm văn phòng, giờ đây bạn chỉ cần ngồi ở văn phòng hoặc ở nhà cầm điện thoại gọi 094.304.6699 bạn sẽ được  phục vụ đồ uống tận nơi, tận nhà, tận văn phòngGọi Cà Phê sẵn sàng hết lòng phục vụ mọi lúc mọi nơi:

st.body/>

Cà phê chồn – đồ uống đắt nhất hành tinh

Cà phê chồn - đồ uống đắt nhất hành tinh
Cà phê chồn – đồ uống đắt nhất hành tinh
       Cà phê chồn là một trong những thức uống hiếm và đắt nhất thế giới. Những tín đồ cà phê ở các quốc gia phát triển điên đảo vì loại cà phê này, trong khi nhiều người khác chưa có khái niệm gì về cà phê chồnbán tín bán nghi hoặc cho rằng đó chỉ là huyền thoại.

Kỳ 1: Thức uống từ đồ phế thải
Ngày ấy, cà phê còn rất quý hiếm nên nông phu bị cấm sử dụng cà phê thu hoạch được. Họ phải nhặt những hạt cà phê trong phân của con chồn (còn gọi là cầy vòi đốm Paradoxurus hermaphroditus) mà các ông chủ người Pháp cho là đồ phế thải, bẩn thỉu để chế biến thành loại cà phê bí mật của mình.

Chồn ăn<br /><br /><br /><br />             quả cà phê
Chồn ăn quả cà phê.

Xuất hiện hàng trăm năm trước
Những ngày gần cuối tháng 10, tôi và anh Trần Tuấn Hùng (Phường 3, TP Đà Lạt) – kỹ sư (KS) nông học và là một tín đồ cà phê cưỡi mô tô đến Cầu Đất (xã Xuân Trường), cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 20 km về hướng đông nam. Đây là vùng chuyên canh chè, cà phê ở độ cao vào loại kỷ lục của Việt Nam (hơn 1.600m so với mực nước biển).
Cụ Nguyễn Văn Hai vừa chỉ huy mấy thanh niên trèo hái những chùm trái chín đỏ thả xuống tấm bạt đặt dưới đất vừa kể lại những câu chuyện thú vị nghe được từ các bậc tiền bối gắn bó lâu năm với cây cà phê: Cuối thế kỷ 19, người Pháp đã mang cà phê sang trồng thử nghiệm tại Việt Nam, bắt đầu ở một số tỉnh bắc miền Trung như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị rồi dịch chuyển dần về phía Nam và dừng chân ở vùng đất hứa Tây Nguyên với những đồn điền cà phê xanh tốt được bao bọc bởi những cánh rừng tự nhiên bạt ngàn – nơi trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có những con chồn.

Cà phê và chồn tưởng chừng không có mối liên quan gì với nhau nhưng chính sự kết hợp tuyệt vời giữa chúng đã tạo nên một loại cà phê hảo hạng có mùi hương đặc trưng và vị rất lạ – sản phẩm vô cùng đặc biệt của tự nhiên mà chỉ một số ít quốc gia có được.
Ngày ấy, cà phê còn rất quý hiếm nên nông phu bị cấm sử dụng cà phê thu hoạch được. Họ phải nhặt những hạt cà phê trong phân của con chồn (còn gọi là cầy vòi đốm Paradoxurus hermaphroditus) mà các ông chủ người Pháp cho là đồ phế thải, bẩn thỉu để chế biến thành loại cà phê bí mật của mình. 
Những hạt cà phê này được rửa sạch, phơi khô, bóc vỏ trấu, rang giòn, nghiền thành bột rồi lọc qua nước sôi để thưởng thức. Thật bất ngờ cà phê bãi phân lại có hương vị lạ, thơm ngon hơn hẳn cà phê của chủ đồn điền mà thảng hoặc được ông cai cho uống thử.
“Loại cà phê bãi phân này cũng được phát hiện ở đảo Java của Indonesia với tên gọi Kopi Luwak. Theo tiếng Indonesia, Kopi có nghĩa là cà phê và Luwak là tên một vùng thuộc đảo Java, đồng thời cũng là tên của một loài chồn sinh sống ở đó. Trên thế giới, chồn chỉ phân bố rải rác ở một vài khu vực nên số nước có thể sản xuất loại cà phê này chỉ đếm trên đầu ngón tay, tiêu biểu như Indonesia, Việt Nam, Ethiopia…” – KS Hùng góp lời.
Sản lượng cà phê chồn cũng rất hạn chế, chẳng hạn thương hiệu Kopi Luwak nổi tiếng mỗi năm chỉ cho ra lò từ 200 – 300 kg. Có lẽ vì vậy mà đa số các loại cà phê chồn thứ thiệt đều được bán với giá cao ngất ngưởng: hàng chục triệu đồng mỗi kilôgam. Từ một thứ đồ uống thấp kém, cà phê chồn đã trở thành mặt hàng thời thượng dành cho người có tiền; được săn lùng để cung cấp cho giới thượng lưu ở một số nước phát triển.
Biến hóa trong dạ dày chồn
“Ngoài chuyện khan hiếm, điều gì làm cà phê chồn đắt đỏ như vậy?” – tôi hỏi. “Quan trọng nhất vẫn là chất lượng” – cụ Hai thủng thẳng đáp rồi kể: Chồn là động vật hoang dã có vú nhỏ, thường sống đơn lẻ, kiếm ăn vào ban đêm, có công dụng chữa bệnh ở châu Á. Loài thú này rất sành ăn, ưa thích những con thú nhỏ và một số loại quả, đặc biệt cà phê. Với bản tính cẩn thận, chồn vạch ra nhiều đường từ hang ổ đến nơi có thức ăn bằng mùi mồ hôi của chính mình (xạ hương) và không bao giờ đi về cùng một đường để tránh bị thú lớn tấn công.

Những cục cà phê phân chồn
Những cục cà phê phân chồn.

Từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau, khi cà phê chín, đêm đêm chồn lẻn vào các đồn điền chọn những quả ngon nhất. Với chiếc mũi dài thính nhạy, chồn có khả năng đánh hơi và xác định những quả cà phê chín mọng, không có mùi lạ, không bị rệp bâu, không xước hoặc có nhựa bám. Mà không phải cây hay quả nào chín chồn đều ăn đâu nhé! Nó chỉ chọn những quả đỏ mọng ngon nhất ở những cây có quả chín đều.
“Điều này đồng nghĩa với việc hạt cà phê đã được bảo đảm chất lượng và độ đồng đều ngay từ khâu tuyển chọn đầu tiên của các chuyên gia chồn hương” – KS Hùng đồng tình với suy luận của ông bạn già.
Tuy nhiên theo anh mấu chốt quyết định chính là sự biến hóa kỳ diệu của hạt cà phê trong dạ dày chồn. Khi ăn quả, chồn nhả ngay vỏ mềm khó tiêu bên ngoài, nuốt phần thịt và hạt cà phê. Khi vào dạ dày, chỉ có phần thịt cà phê được tiêu hoá, còn hạt cà phê vẫn được bao bọc nguyên vẹn trong vỏ trấu được thải ra cùng với phân của chồn.
“Giáo sư Massimo Marcone thuộc trường đại học Guelph, Canada đã tiến hành nghiên cứu thành phần và tính chất của một số loại cà phê chồn ở Indonesia và Ethiopia và rút ra kết luận enzyme tiết ra từ dạ dày của chồn đã thúc đẩy quá trình lên men.
Các men tiêu hoá thấm qua lớp vỏ trấu phá vỡ cấu trúc protein vốn có trong hạt cà phê. Khi được rang lên, hạt cà phê trở nên cứng, giòn và ít protein hơn, do đó độ đắng của cà phê cũng giảm đi, tạo ra hương vị mạnh, rất lạ và đặc biệt so với các loại cà phê thông thường.
Đó là hương của mật đường hòa quyện với sô cô la; vị đắng dịu, chua chua của trái cây và một chút vị của thuốc lá” – anh Hùng nói và khẳng định cà phê Việt Nam cũng có sự biến hóa như thế trong dạ dày chồn.
Kỳ công chế biến
“Cà phê phân chồn ngon thật nhưng dù sao vẫn thấy ghê ghê, liệu có đảm bảo an toàn vệ sinh?” – tôi thắc mắc.
“Cứ yên tâm thưởng thức vì cà phê chồn rất sạch sau khi trải qua quy trình chế biến kỳ công” – KS Hùng nói rồi giải thích: Phân có lẫn hạt cà phê do chồn thải ra nhanh chóng được gom nhặt trong vòng 24 tiếng đồng hồ để đề phòng kiến hoặc côn trùng đục khoét hoặc khí trời ẩm thấp làm hạt bị đen; tiếp đến xối qua dòng nước đang chảy để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất với nhiệt độ phơi sấy phải vừa đủ để không cắt ngắn quá trình lên men vẫn đang tiếp tục diễn ra trong hạt cà phê, tốt nhất là phơi dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng trong nhiều tuần cho đến khi lớp vỏ trấu bên ngoài bong ra. Hạt cà phê phơi sẽ có màu sáng trong, khi rang sẽ thơm ngon hơn cà phê sấy.

Hào hứng thưởng thức cà phê chồn
Hào hứng thưởng thức cà phê chồn.

Cà phê Trung Nguyên còn kỳ công hơn khi hạ thổ (đưa xuống lòng đất) hạt cà phê nguyên liệu suốt 343 ngày để vỏ trấu phân rã một cách tự nhiên, thay vì dùng máy tách như thông thường. Trang trại cà phê chồn Trại Hầm (TP Đà Lạt) của luật sư (LS) Nguyễn Quốc Minh thì ủ hạt trong vòng 6 tháng để cà phê dậy hương.
Sau đó đến công đoạn rang cà phê: Hạt cà phê được cho vào cái chảo hình tròn hoặc trụ kín mít có trục quay nối với tay cầm. Trục quay được đặt trên bệ đỡ, phía dưới là bếp đun bằng than, củi…
Ông Nguyễn Đình Lộc (59 tuổi, chủ cơ sở sản xuất cà phê chồn Bảo An ở thôn 2, xã Mê Linh, Lâm Hà, Lâm Đồng) vừa nắm lấy tay cầm xoay cho chảo quay tròn và chầm chậm trên bếp lửa vừa giải thích: Nhiệt độ trong chảo nóng lắm, khoảng 230-240 độ C nên chỉ cần rang vài chục phút là hạt cà phê chuyển từ màu sáng sang nâu, mọi vi sinh đều bị phân hủy nhiệt hoàn toàn.
Khi các hạt cà phê nổ lách tách và tỏa hương thơm thì trút toàn bộ hạt ra khỏi chảo ngay. Chậm một chút là cà phê bị cháy, phải vứt bỏ.
“Các công đoạn chế biến như trên xem ra là khá tốt, chỉ riêng khâu rang cà phê là không ổn bởi hương thơm thoát ra khỏi chảo bay lên trời hết. Ở châu Âu, cà phê được rang bằng hệ thống kín khí hoàn toàn; hạt cà phê sau khi rang và đóng vào túi được hút chân không nên giữ được hương thơm” – KS Hùng nói.
st.body/>

Cà phê chồn – đồ uống đắt nhất hành tinh

Cà phê chồn - đồ uống đắt nhất hành tinh
Cà phê chồn – đồ uống đắt nhất hành tinh
       Cà phê chồn là một trong những thức uống hiếm và đắt nhất thế giới. Những tín đồ cà phê ở các quốc gia phát triển điên đảo vì loại cà phê này, trong khi nhiều người khác chưa có khái niệm gì về cà phê chồnbán tín bán nghi hoặc cho rằng đó chỉ là huyền thoại.
st.body/>

Cây Cà Phê

Lịch sử
Loại cây này đầu tiên chỉ được trồng ở châu Phi và Ả Rập, nhưng sau được đem phân bố ở nhiều nơi khác trên thế giới với điều kiện hợp phong thổ.

Người Hà Lan đem phổ biến việc canh tác cà phê đến các xứ thuộc địa của họ. Thống đốc Van Hoorn cho trồng cà phê trên đảo Tích Lan (Sri Lanka ngày nay) vào năm 1690 (có tài liệu ghi là năm 1658), rồi sau du nhập sang đảo Java (Indonesia) năm 1696 (hoặc 1699). Năm 1710 thương gia Âu châu đem cây cà phê về và trồng thử trong các khu vườn sinh vật ở Âu châu. Amsterdam là nơi đầu tiên cây cà phê nảy mầm trên lục địa châu Âu.


Năm 1718 người Hà Lan mang cây cà phê tới Surinam, rồi năm 1725 thì người Pháp mang đem trồng ở Cayenne, 1720/1723 và Martinique v.v. Sang cuối thế kỷ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới, chủ yếu do sự bành trướng thuộc địa của các đế quốc Âu châu.

Việt Nam

Đồn điền cà phê đầu tiên được lập ở Việt Nam là do người Pháp khởi sự ở gần Kẻ Sở, Bắc Kỳ vào năm 1888. Giống cà phê arabica (tức cà phê chè) được trồng ở ven sông. Sau việc canh tác cà phê lan xuống vùng Phủ Lý, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum và Djiring. Năm 1937-1938 tổng cộng trên lãnh thổ Việt Nam có 13.000 h cà phê, cung ứng 1.500 tấn.[1]

Sản xuất

Hai mươi quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới năm 2007
Thứ hạng
Quốc gia
Tấns[2] 
Bao (nghìn)[3] 
1 Brasil
2,249,010
36,070
2 Việt Nam
961,200
16,467
3 Colombia
697,377
12,504
4 Indonesia
676,475
7,751
5 Ethiopia[note 1]
325,800
4,906
6 Ấn Độ
288,000
4,148
7 Mexico
268,565
4,150
8 Guatemala[note 1]
252,000
4,100
9 Peru
225,992
2,953
10 Honduras
217,951
3,842
11 Côte d'Ivoire
170,849
2,150
12 Uganda
168,000
3,250
13 Costa Rica
124,055
1,791
14 Philippines
97,877
431
15 El Salvador
95,456
1,626
16 Nicaragua
90,909
1,700
17 Papua New Guinea[note 1]
75,400
968
18 Venezuela
70,311
897
19 Madagascar[note 2]
62,000
604
20 Thái Lan
55,660
653
  Thế giới[note 3]
7,742,675
117,319

Năm 2009, Brasil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, tiếp đó là Việt Nam, Indonesia và Colombia. Hạt cà phê Arabica được trồng ở châu Mỹ La tinh, Đông Phi, bán đảo Ả Rập hay châu Á. Hạt cà phê Robusta được trồng nhiều ở Tây và Trung Phi, phần lớn Đông Nam Á và ở một mức độ nào đó là Brasil.
Hạt cà phê từ các quốc gia và khu vực khác nhau có thể phân biệt được bằng sự khác biệt trong hương vị, mùi thơm, tính axit. Sự khác biệt về vị không chỉ phụ thuộc vào khu vực trồng cà phê mà còn phụ thuộc vào các giống cà phê và cách chế biến. Có vài loại cà phê nổi tiếng với khu vực gieo trồng như cà phê Colombia, cà phê Java và cà phê Kona.
st.body/>

Cây Cà Phê

Lịch sử
Loại cây này đầu tiên chỉ được trồng ở châu Phi và Ả Rập, nhưng sau được đem phân bố ở nhiều nơi khác trên thế giới với điều kiện hợp phong thổ.

Người Hà Lan đem phổ biến việc canh tác cà phê đến các xứ thuộc địa của họ. Thống đốc Van Hoorn cho trồng cà phê trên đảo Tích Lan (Sri Lanka ngày nay) vào năm 1690 (có tài liệu ghi là năm 1658), rồi sau du nhập sang đảo Java (Indonesia) năm 1696 (hoặc 1699). Năm 1710 thương gia Âu châu đem cây cà phê về và trồng thử trong các khu vườn sinh vật ở Âu châu. Amsterdam là nơi đầu tiên cây cà phê nảy mầm trên lục địa châu Âu.
st.body/>

Phong trào kinh doanh cà phê sạch: takeaway

Hiện nay ở Sài Gòn và Hà Nội phong trào kinh doanh cà phê sạch đang nở rộ, khắp các đường lớn nhỏ đều có các quán cà phê với bảng hiệu kiểu như: Cà phê sạch; Cà phê rang xay tại chỗ...




Hạt cà phê sạch đã rang
Chị Loan, ở đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh nuôi ý tưởng làm "cà phê sạch" từ 5 năm trước đây. Trong một dịp đi ngang qua Bảo Lộc (Lâm Đồng), với mong muốn sở hữu một ha cà phê, chị quyết định bỏ ra 700 triệu đồng để đầu tư. Rẫy cà phê ban đầu số lượng cây không nhiều nên chị phải dặm thêm những cây con mới, đồng thời trồng xen canh thêm cây trà nên khi thu hoạch sản lượng cà phê không cao. 3 năm đầu cây chưa ra quả nên chị không thu về được đồng nào. Đến năm thứ tư, chị bắt đầu thu hoạch vụ đầu tiên với sản lượng 1 tấn. Nhưng khi bán cho thương lái họ tìm đủ mọi lý do để ép giá, giảm trọng lượng bằng cách trừ bì mỗi bao khoảng 200 gram. Đến năm thứ năm, lượng cà phê tăng lên 3 tấn, chị quyết định không bán cho thương lái nữa.

"Là người đam mê và cũng nghiên cứu nhiều về cà phê, tôi không đành lòng với cách mà thương lái đối xử với mình nên quyết định làm dự án khép kín từ trồng trọt cho đến sản xuất ra thành phẩm cuối cùng. Ý tưởng chế biến cà phê sạch bắt đầu từ đây", chị Loan nói. Và cà phê chị làm ra là nguyên chất 100%, không hóa chất, không pha trộn tạp chất như bắp, đậu nành, đậu đen.

Một ha cà phê của chị Loan trên Bảo Lộc có khoảng 20 công nhân thời vụ thay phiên nhau chăm sóc. Một năm chị bỏ ra 40-50 triệu để trả tiền cho công nhân. Thay vì dùng nhiều phân hóa học, chị dùng phân hữu cơ (phân xanh, phân rác ủ, phân hữu cơ vi sinh…) nhiều hơn, hạn chế sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh. Sau khi thu hoạch và phơi khô, xay lấy nhân, chị sẽ đem lên thành phố chế biến.

Nhân cà phê tại quán của chị Loan đã được nhặt sạch chỉ cần cho vào máy rang và xay nhuyễn là có được ly "cà phê sạch". Ảnh: Thi Hà
Quán cà phê sạch của chị ở Sài Gòn đều rang xay và chế biến tại chỗ. Thông thường, bột cà phê nguyên chất có mùi thơm nhẹ nhàng, nước cà phê nâu nhạt, không sánh đặc, vị đắng dịu, chua thanh. “Uống lần đầu có thể sẽ không cảm thấy ngon nhưng nếu uống vài lần sẽ nhận thấy rõ sự khác biệt với cà phê tạp chất", chị Loan chia sẻ. Cà phê tạp chất là loại có mùi thơm rất nồng và hăng hắc của hương liệu, màu nước cà phê đen đậm, sánh đặc, nhiều bọt, bột cà phê chìm ngay khi cho vào nước ở nhiệt độ thường, vị đắng gắt.

Tuy nhiên, công việc kinh doanh cà phê sạch không dễ dàng chút nào. 3 tấn cà phê tươi đã thu hoạch ở vụ trước chị phơi khô và sát thành nhân còn khoảng 1,5 tấn. Mỗi kg cà phê nhân sau khi rang chỉ còn 700 gram. Sau khi trừ tất cả chi phí, 50% số cà phê thu được chị bán sỉ cho các cửa hàng ở Sài Gòn với giá 150.000-160.000 đồng một kg. Còn lại chị bán lẻ tại cửa hàng của mình với giá 180.000-200.000 đồng một kg.
Hạt cà phê sạch đã rang

Dù bán ra với giá cao gấp đôi so với giá cà phê tạp chất nhưng chị Loan vẫn bị lỗ vì chi phí đầu tư và chế biến cao. Mặt khác, người dân Sài Gòn chưa quen với mùi vị của cà phê nguyên chất nên hưởng ứng chưa nhiều. "Tuy nhiên, tôi vẫn quyết chí theo đuổi mô hình kinh doanh cà phê sạch vì tin rằng dần dần người dân sẽ hiểu được giá trị của loại cà phê này", chị nói.

Chia sẻ về kế hoạch trong thời gian tới, chị Loan cho biết sẽ kết hợp với người nông dân, bao tiêu sản phẩm của họ với giá phù hợp chứ không đầu tư mua đất trồng trọt và chăm sóc nữa. Bởi lẽ, nếu đổ tiền vào mua đất và nuôi dưỡng cây từ nhỏ sẽ bị chôn vốn, trong khi đó, thời gian để cây lớn và ra hoa kết trái phải mất cả 5 năm. Mới đây, chị đã mở thêm 2 quán cà phê để giới thiệu sản phẩm sạch của mình.

Cũng hưởng ứng mô hình “cà phê sạch”, mới đây trên đường Nguyễn Đình Chiểu mọc lên một quán cà phê kiểu này, tuy nhiên không sản xuất trên quy mô lớn như chị Loan mà chỉ là quán nhỏ hơn 10 m2. Quán ở đây chủ yếu là bán cho nhân viên văn phòng, sinh viên, họ có thể mang đi bất cứ lúc nào.

Theo quản lý ở đây, nguồn gốc cà phê lấy từ chính gia đình ở Buôn Mê Thuột, Đăk Lắk, mỗi lần chuyển lên khoảng 10 kg. Vì chế biến với số lượng ít nên gia đình ở dưới quê làm rất cẩn thận, 90% đã đủ độ chín chứ không lấy hạt non.

“Dù mới mở được một tháng nhưng lượng khách hàng cũng khá, một ngày chúng tôi bán được khoảng 100-200 ly. “Cà phê sạch” này không chỉ có một quán duy nhất trên đường Điện Biên Phủ mà còn mở thêm ở quận 11”, quản lý ở đây cho biết.

Còn tại quán "cà phê rang sạch" tại chỗ nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Cộng Hòa (quận Phú Nhuận) khá đông khách. Chủ quán cà phê ở đây cho biết, cũng vì đam mê cà phê nên mở quán ra vừa phục vụ cho bản thân mà vừa phục vụ cho những người yêu thích cà phê. Ban đầu quán mở ra rất ít người uống nhưng khi uống quen khách trở lại nhiều hơn. Một ngày quán cũng bán được khoảng 200-300 ly.

Ngoài các quán trên, hiện nay trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh), Chu Văn An (quận Bình Thạnh), cũng khá nhiều quán mang biển "cà phê sạch". Không những thế, nhiều đơn vị còn rao bán “cà phê sạch” rầm rộ trên mạng, có nơi còn bán kèm cả máy xay cà phê, giá dao động 2-4 triệu đồng.

Đánh giá về xu hướng kinh doanh mới này, ông Vân Thành Huy, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam cho hay, mô hình "cà phê sạch" rang xay tại chỗ này trước đây cũng đã có nhiều người thực hiện nhưng vẫn chưa hiệu quả vì phần lớn người tiêu dùng Việt còn ham rẻ và quen với mùi vị của những loại cà phê có pha trộn.

"Thông thường giá thấp nhất của cà phê nguyên chất là trên 130.000 đồng nên nếu cà phê bán với giá 60.000-70.000 đồng chắc chắn có pha thêm bột bắp hoặc đậu nành. Tuy nhiên, không vì thế mà loại cà phê giá rẻ mất khách, bởi, nhu cầu của người tiêu dùng về loại cà phê này vẫn cao", ông Huy nói

Ông cho biết thêm, cà phê nguyên chất 100% thường có độ mạnh, không được nước, mùi thơm ít, màu không được đen như những loại cà phê có pha bột bắp hoặc đậu nành, chỉ có người nào "sành điệu", thích pha và có kiến thức về cà phê mới quan tâm. Tuy nhiên, theo ông Huy, mô hình này vẫn có tương lai vì càng ngày người dân càng quan tâm tới sức khỏe nhiều hơn. Do vậy, những đơn vị kinh doanh mặt hàng này cần có chiến lược rõ ràng và luôn quan tâm tới sức khỏe của người tiêu dùng sẽ phát triển bền vững, ngược lại chỉ tốt ban đầu nhưng càng về sau càng biến tướng, chỉ có thể sống ở một chu kỳ ngắn.
st.body/>